Vật Lí
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Vật Lí

Hello Hello Hello !
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 TRẮC NGHIỆM 7

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 70
Join date : 03/12/2013
Age : 23
Đến từ : Đà Nẵng

TRẮC NGHIỆM 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: TRẮC NGHIỆM 7   TRẮC NGHIỆM 7 Icon_minitimeTue Mar 11, 2014 2:01 pm

Câu 1:Hai vật nhiễm điện tích còn loại, khi chúng đưa lại gần nhau thì chúng sẽ:
A.Hút nhau
B.Lúc đầu hút nhau sau đó đẩu nhau
C.Đẩy nhau
D.Vừa hút vừa đẩy nhau

Câu 2: Trong những cách sau đây, cách nào làm lược nhựa nhiễm điện:
A. Nhúng lược nhựa vào nước ấm
B. Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa trên áo len
C. Áp sát lược nhựa vào nguồn điện acquy
D. Hơ nóng lược nhựa trên ngọn lửa

Câu 3: Một mạch điện thắp sáng bóng đèn thì phải có:
A.Nguồn điện,bóng đèn
B.Dây dẫn,bóng đèn,công tắc
C.Nguồn điện,bóng đèn,dây dẫn
D.Nguồn điện,bóng đèn,công tắc và dây dẫn

Câu 4:Chọn câu trả lời đúng nhất.Sơ đồ mạch điện có tác dụng
A.giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện theo yêu cầu
B.Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra,sửa chữa
C.Mô tả mạch điện một cách đơn giản hơn trong thực tế
D.Cả ba phương án trên

Câu 5:Việc viết kí hiệu các bọ phận của mạch điện có ý nghĩa
A.Đơn giản hoá các bộ phận của mạch điện
B.Giúp cho ta dễ dàng hơn trong vẽ sơ đồ mạch điện
C.Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn trong thực tế
D.Cả 3 phương án trên

Câu 6:Suy đoán nào dưới đây là đúng khi trả lời câu hỏi:Cực âm và dương của dòng điện khác nhau ở chỗ nào?
A.Cực âm mang điện tích dương,cực âm mang điện tích âm
B.Cực dương mang điện tích dương,cực âm không mang điện
C.Cực dương không mang điện,cực âm mang điện tích âm
D.Cực dương mang điện nhiều hơn cực âm

Câu 7:Không gọi chiều chuyển động có hướng của của điện tích là chiều dòng điện mà lại phải quy ước gọi :''Chiều từ cực dương tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện ''vì:
A.Cực dương của nguồn nguồn tích điện dương
B.Trong một dòng điện đồng thời có thể có cả hai loại điện tích dương và điện tích âm chuyển dời ngược chiều nhau,nên phải quy ước chọn một chiều làm chiều dòng điện.
C.Hạt chuyển dời tạo ra dòng điện là điện tích dương
D.Điện tích dương bị cực dương đẩy,cực âm hút

Câu 8:Tác dụng của công tắc điện là gì?
A.Cung cấp dòng điện lâu dài cho mạch điện
B.Làm cho ngắt mạch,đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện
C.Làm cho đèn sáng hoặc đèn tắt
D.Cả 3 phương án trên

Câu 9:Chiều dòng điện trong mạch điện được quy ước:
A.Từ cực dương đến cực âm
B.Từ cực dương của nguồn đến cực âm của nguồn
C.Từ cực dương của nguồn qua dây dẫn,vật tiêu thụ điện đến cực âm của nguồn
D.Cả 3 phương án trên.

Câu 10:Vật nào dưới đây là nguồn âm?
a. Con chim đang hót
b. Dây đàn
c. Cái trống trường
d. Ống sáo

Câu 11: Khi nạp ắc quy, dòng điện xuất hiện tác dụng nào?
A. Tác dụng hóa học, nhiệt.
B.Tác dụng từ, sinh lí
C.Tác dụng sinh lý, nhiệt
D.Tác dụng nhiệt ,hóa học

Câu 12:Có mấy loại điện tích và tên gọi của chúng?
A. Có hai loại:điện tích dương và điện tích âm.
B. Có một loại điện tích.
C. Có ba loại điện tích: electron, điện tích dương và điện tích âm.
D. Có bốn loại điện tích: hạt nhân, electron, điện tích dương và điện tích âm.

Câu 13:Đặt một vật có dạng một đoạn thẳng nhỏ trước gương phẳng và song song với gương, ảnh của vật qua gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật?
A. Song song, ngược chiều với vật
B. Song song, cùng chiều với vật.
C. Ảnh và vật vuông góc với nhau.
D. Cả 3 nội dung trên đều sai.

Câu 14:Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải làm như thế nào?
A. Nhúng một thanh kẽm với cức âm và nối cuôn dây thép với cực dương của nguồn điện
B. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương của nguồn điện.
C. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm và đun nóng dung dịch này một thời gian
D. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm

Câu 15: Âm không truyền được trong môi trường nào sau đây?
A. Chất lỏng
B. Chất rắn
C. Chất khí.
D. Chân không

Câu 16: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tác dụng nhiệt là vô ích?
A.Bếp diện.
B. Quạt điện
C. Bàn là.
D. Ấm điện.

Câu 17:Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với điện tích của electron là?
A. Bằng nhau.
B. Lớn hơn.
C. Nhỏ hơn.

Câu 18: Vật nào sau đây không phải là vật sáng:
A. Chiếc áo màu đen phơi ngoài nắng.
B. Bông hoa màu vàng dưới ánh nắng.
C. Mặt trăng tỏa sáng.
D. Bức tranh dưới ánh đèn màu.

Câu 19: Để quan sát được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì phải đặt mắt ở đâu?
A. Đặt mắt ở đâu trước mặt phản xạ của gương cũng được.
B. Đặt mắt trước gương và nhìn vào mặt phản xạ của gương.
C. Đặt mắt ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.
D. Đặt mắt trước mặt phản xạ của gương sao cho các tia phản xạ lọt vào mắt.
Câu 20:. Âm thanh phát ra từ chiếc ti vi là ở bộ phận nào?
A. Núm điều chỉnh âm thanh ở chiếc ti vi.
B. Màng loa.
C. Người nói trong ti vi.
D. Màn hình của ti vi.

Câu 21: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400. Tìm giá trị góc tới:
A.200.
B. 800.
C. 400.
D. 600.

Câu 22:
A. Nhật thực chỉ xảy ra vào những ngày mà đêm hôm đó không có trăng.
B. Hướng của tia phản xạ trên mặt gương phẳng không phụ thuộc vào hướng của tia tới.
C. Tai người không nghe được hạ âm và siêu âm.
D. Chỉ có siêu âm mới truyền được trong chân không

Câu 23: Các vật phát ra âm gọi là ..........(1)......... Các vật phát ra âm đều ........(2)........ Âm có thể truyền qua các môi trường như ...........(3)........ và không thể truyền qua .......(4).........

Câu 24: Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Em hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ chỗ em đứng đến một bức tường để có thể nghe được tiếng vang?
Về Đầu Trang Go down
https://vatli7.forumvi.com
 
TRẮC NGHIỆM 7
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TRẮC NGHIỆM
» TRẮC NGHIỆM 10
» TRẮC NGHIỆM 3
» TRẮC NGHIỆM 1
» TRẮC NGHIỆM 5

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vật Lí :: Vật lí 7 :: ĐIỆN HỌC :: Bài Tập-
Chuyển đến