Vật Lí
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Vật Lí

Hello Hello Hello !
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Chương I. Quang học

Go down 
Tác giảThông điệp
nhuy2642001




Tổng số bài gửi : 11
Join date : 24/02/2014
Age : 23
Đến từ : Đà Nẵng

Chương I. Quang học Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương I. Quang học   Chương I. Quang học Icon_minitimeMon Mar 24, 2014 12:16 pm


Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng và vật sáng

I.Kiến thức cơ bản
- Mắt chỉ có thể nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
và gây cảm giác sáng.
- Chúng ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ nó truyền đến mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và
nhứng vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
II. bài tập cơ bản
1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa
1.1. Đáp án: câu C.
1.2 . Ta biết nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng. Vì thế ta thấy
các vật như : Cây nến đang cháy ; Mặt trời và đèn ống đang cháy sáng là
nguồn sáng. Còn mảnh chai sáng lên nhờ có ánh nắng chiếu vào nên nó là
vật sáng chứ không phải nguồn sáng.
1.3. Khi ở trong phòng gỗ đóng kín mắt ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng
vì không có ánh sáng chiếu vào mảnh giấy, do đó mảnh giấy không hắt ánh
sáng truyền vào mắt ta.
1.4. Ta nhìn thấy các vật xung quanh miếng bìa đen do vậy phân biệt được
miếng bìa đen với các vật xung quanh nó.
1.5. Gương không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát sáng mà chỉ hắt
lại ánh sáng chiếu vào nó.
2. Bài tập nâng cao
1.6. Những vật sau đây vật nào là nguồn sáng:
a. Bảng đen
b. Ngọn nến đang cháy
c. Ngọn nến
d. Mặt trăng
e. Mặt trời và các ngôi sao
f. ảnh của chúng ta trong gương.
1.7. Tại sao ta không nhìn thấy các vật trong tủ khi đóng kín?
1.8. Vì sao khi đọc sách người ta thường ngồi nơi có ánh sáng thích hợp?
1.9. Tại sao khi đi trong đêm tối người ta sử dụng đèn pin hoặc đuốc sáng?
1.10. Tại sao cùng một loại mực, viết trên giấy trắng ta thấy rõ hơn khi viết
trên giấy sẫm màu?
1.11. Vì sao trên đầu kim và các con số của đồng hồ người ta lại sơn “ Dạ
quang”?
1.12. Tại sao trên mặt các đường nhựa ( màu đen) người ta lại sơn các vạch
phân luồng bằng màu trắng ?
1.13. Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ: :” Tối như hũ nút”?
3 1.14. Tại sao trên các dụng cụ đo lường các vạch chỉ thị người ta lại sơn có
màu sắc khác với dụng cụ?
1.15. Bằng cách nào để phân biệt những nơi có luồng ánh sáng của đèn pin
và nơi không có luồng ánh sáng đi qua ( không để mắt nơi có ánh sáng đi
qua).
3.Các bài tập trắc nghiệm
1.16. Những vật sau đây vật nào là nguồn sáng:
A. Bảng đen
B. Ngọn nến đang cháy
C. Ngọn nến
D. Mặt trăng
E. ảnh của chúng ta trong gương.
Chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
1.17. Chúng ta không nhìn thấy các vật trong tủ khi đóng kín là do:
A. Các vật không phát ra ánh sáng.
B. ánh sáng từ vật không truyền đi.
C. ánh sáng không truyền được đến mắt ta
D. Vật không hắt ánh sáng vì tủ che chắn.
E. Khi đóng kín các vật không sáng.
Chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
1.18. Khi đọc sách người ta thường ngồi nơi có ánh sáng thích hợp bởi vì:
A. ánh sáng quá mạnh gây cảm giác chói làm mỏi mắt.
B. ánh sáng yếu gây căng thẳng cho mắt
C. ánh sáng thích hợp làm mắt ta không căng thẳng
D. Giúp mắt thoải mái khi đọc sách.
E. Các nhận định trên đều đúng.
1.19. Khi đi trong đêm tối người ta sử dụng đèn pin hoặc đuốc sáng bởi:
A. Khi được chiếu lối đi sáng lên.
B. Khi các vật sáng lên ta phân biệt được lối đi
C. Nếu không chiếu sáng ta không thể đi được.
D. Có thể tránh được các vũng nước.
E. Có thể tránh được các vật cản.
Chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
1.20. Vì sao trên đầu kim và các con số của đồng hồ người ta lại sơn “ Dạ
quang”?Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
A. Chất dạ quang giúp ta phân biệt giờ một cách dễ dàng .
B. Sơn các chất dạ quang để trang trí cho đồng hồ đẹp.
C. Ban đêm chất dạ quang phát sáng vì thế ta có thể biết giờ.
D. Sơn các chất dạ quang để bảo vệ kim và các con số của đồng hồ.
E. Chất dạ quang có thể hắt sáng tốt làm đồng hồ sáng lên.
4 1.21. Tại sao trên các dụng cụ đo lường các vạch chỉ thị người ta lại sơn có
màu sắc khác với dụng cụ là nhằm:
A. Để trang trí các dụng cụ.
B. Để bảo vệ dụng cụ khi sử dụng nhiều
C. Để dễ phân biệt khi đo đạc.
D. Để gây hấp dẫn ngưòi đo đạc.
E. Đê gây chú ý khi tiến hành đo đạc.
Chon câu đúng nhất trong các câu trên.
1.22. Mắt chỉ nhì thấy vật khi:
A. Khi vật phát ra ánh sáng về các phía.
B. Khi ánh sáng từ vật truyền đi các phía.
C. Khi có ánh sáng truyền đến mắt ta.
D. Khi các vật được đốt cháy sáng.
E. Khi có ánh sáng từ vật phát ra thay đổi.
Chọn câu đúng trên các nhận định trên.
1.23. Chọn từ thích hợp điền khuyết hoàn chỉnh câu sau:
Trong một môi trường trong suốt (1).... ánh sáng truyền theo.(2)......
Đáp án nào sau đây đúng:
A. (1) - không đổi; (2) - đường thẳng.
B. (1) - thay đổi ; (2) - đường thẳng.
C. (1) - đồng tính; (2) - đường thẳng.
D. (1) - đồng tính; (2) - một đường thẳng.
E. (1) - như nhau ; (2) - đường thẳng.
Bài 2. Sự truyền ánh sán
Về Đầu Trang Go down
 
Chương I. Quang học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ÔN TẬP CHƯƠNG I
» ÔN TẬP CHƯƠNG II
» thí nghiệm (tiếng chuông)
» kiến thức quang học
» Thí Nghiệm Quang Học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Vật Lí :: Vật lí 7 :: ĐIỆN HỌC :: Bài Tập-
Chuyển đến